Cụ thể, Jason Clar, 42 tuổi, một công nhân xây dựng ở California, Mỹ đã trải qua hai cuộc phẫu thuật ghép da sau khi pin của thuốc lá điện tử phát nổ trong túi quần của người này vào tháng trước.
Cũng theo ông cho biết cơn đau vẫn hành hạ ông cả ngày, mặc dù đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật. Hiện Clar chưa biết được khi nào mới có thể bình phục để quay trở lại làm việc khi đang rơi vào tình trạng bỏng cấp độ 3.
Trước đó vào tháng 5 năm ngoái, Tallmadge D'Elia, một cư dân 38 tuổi ở Florida đã bị chết sau khi thuốc lá điện tử phát nổ và bắn mảnh vỡ vào hộp sọ. D'Elia cũng bị bỏng tới khoảng 80% cơ thể, theo Sputnik.
Trên thực tế, số liệu từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tiết lộ rằng từ năm 2015 đến 2017, đã có 2.035 người phải đến bệnh viện do một loạt các vết thương sau các vụ nổ vape, trong đó có trường hợp tử vong.
Theo FDA, nguyên nhân đằng sau các vụ nổ thuốc lá điện tử vẫn chưa được làm rõ, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan đến pin có thể dẫn đến các vụ nổ như vậy.
FDA khuyến cáo người dùng không loại bỏ hoặc vô hiệu hóa bất kỳ tính năng an toàn nào trên các thiết bị thuốc lá điện tử của mình và chỉ nên sử dụng loại pin tương thích. Ngoài ra, thiết bị cũng không nên để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc để trong môi trường lạnh trong thời gian dài.