Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nguyên nhân sông Tô Lịch đen kịt, cá chết nổi trắng sau khi ngừng nhận nước Hồ Tây

Nguyên nhân sông Tô Lịch đen kịt, cá chết nổi trắng sau khi ngừng nhận nước Hồ Tây
Chỉ sau vài ngày nước trong xanh khi nhận hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây, sông Tô Lịch lại bắt đầu chuyển màu, trở về trạng thái đen kịt như trước đó.

Vào sáng ngày 9/7, Công ty Thoát nước Hà Nội cho mở cửa xả hơn 1 triệu mét khối nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch nhằm thực hiện công tác phục vụ thoát nước mùa mưa. Thời gian mở cửa xả kéo dài khoảng 2 ngày.

Sau khi nhận hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây, mực nước sông Tô Lịch đã dâng cao đáng kể, mặt nước chuyển màu xanh, không còn đen kịt như trước. 

Thế nhưng, chỉ sau khoảng 2 ngày, nước sông Tô Lịch lại bắt đầu chuyển màu, trở về trạng thái đen kịt như trước đó. Nước rút nhanh khiến nhiều đoạn sông hở cả một khoảng bùn ven bờ, kèm theo đó là rất nhiều cá chết nổi trắng trên mặt nước. Trời nắng, mùi nước sông cùng cá chết bốc lên hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nguyên nhân sông Tô Lịch đen kịt, cá chết nổi trắng sau khi ngừng nhận nước Hồ Tây
Cá chết trôi dạt trên sông Tô Lịch sau khi nước rút.

Lý giải về hiện tượng cá chết nhiều sau khi nước sông rút, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), đơn vị lắp đặt công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản cho biết, cá chết trên sông Tô Lịch hầu hết là cá rô phi. Cá này chủ yếu xuất phát từ hồ Tây.

“Theo dòng nước cuốn vào sông Tô Lịch, cá bị va đập, kẹt vào tấm chắn rác nên chết trước khi vào sông. Sau đó, xác cá trôi dạt về phía trung tâm xử lý thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch công nghệ Nhật Bản. Còn phía vị trí phường Quan Hoa rất xa so với vị trí xử lý làm sạch nước bằng công nghệ Nano Bioreactor nên cá có thể bị thiếu ôxy nên chết”, ông Tuấn Anh .

Nguyên nhân sông Tô Lịch đen kịt, cá chết nổi trắng sau khi ngừng nhận nước Hồ Tây
Rất nhiều cá, chủ yếu là cá rô phi chết mắc vào lưới chắn rác trên đường mương dẫn nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch.

Còn PGS. TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Khoa học tự nhiên), người từng lọc nước sông Tô Lịch để uống cho rằng, sau khi hết 1 triệu m3 nước hồ Tây, sông Tô Lịch sẽ trở về ô nhiễm như cũ bởi lẽ, sông không có nguồn nước liên tục mà kiểu có nước thì xả, không có lại ngưng nên không có gì với vấn đề ô nhiễm.

“Hiện Tô Lịch là sông chết, việc xả nước thừa vào là tốt, không có vấn đề gì. Một triệu m3 nước này có pha loãng, đẩy chất bẩn đi xa về cuối nguồn cũng không có vấn đề bởi sông Nhuệ, Đáy, cũng tương tự như Tô Lịch”, PGS. TS Côn nói.

Tuy nhiên, theo  PGS. TS Côn, để sông Tô Lịch hồi sinh cần một bài toán quy hoạch tổng thể chứ “nếu làm cho vui, kiểu giật gấu vá vai thì không ăn thua”.

Ông cho biết thêm, trước đây có phương án xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch và bù bằng nước sông Hồng. Tuy nhiên, lấy nước sông Hồng bù vào hồ Tây thì sẽ thay đổi hệ sinh thái trong hồ do tính chất nước khác nhau.

Tiến sĩ Takeba Akira, cố vấn tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản cho hay, hiện sông Tô Lịch nhận nguồn nước chủ yếu từ nước mưa và nước thải, tốc độ dòng chảy thấp, 280 chiếc cống ngày đêm chảy vào nên không còn gọi là con sông nữa.

Nếu Hà Nội có ý định xả nước thường xuyên vào sông thì nên thực hiện sau khi sông Tô Lịch đã hết ô nhiễm, chất lượng nước được cả thiện, hết mùi, bùn đã phân hủy. Lúc đó nguồn nước cấp vào sẽ không phải là thau rửa, làm sạch con sông mà có ý nghĩa tạo dòng chảy, nâng mực nước lên thì mới đúng nghĩa hồi sinh dòng sông.


 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40611 sec| 653.617 kb