Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thanh Hóa:Nhiều tiêu cực trong việc đào tạo SHLX tại các cơ sở trên địa bàn

Thanh Hóa:Nhiều tiêu cực trong việc đào tạo SHLX tại các cơ sở trên địa bàn
Hàng loạt cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu tiêu cực trong đào tạo, tuyển sinh, sát hạch lái xe ô tô.

Tòa soạn PhapluatNet nhận được phản ánh về hàng loạt tiêu cực trong công tác đào tạo, tuyển sinh, sát hạch lái xe của các trung tâm đào tạo, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong đó có 5 trường là Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Vicet, Trường cao đẳng nghề Lilama1, Trường Trung cấp nghề GTVT Thanh Hóa, Công ty CP vận tải ô tô số 4, Trường Trung cấp nghề Hưng Đô.

Thanh Hóa:Nhiều tiêu cực trong việc đào tạo SHLX tại các cơ sở trên địa bàn
Giáo viên của Công ty CP vận tải ô tô số 4 với học viên về quá trình đào tạo SHLX (Ảnh cắt từ Clip)

Sau khi nhận được phản ánh, PV đã xuống trực tiếp các cơ sở đào tạo để ghi nhận thực tế sự việc. Để có đầy đủ thông tin, PV đã bí mật thâm nhập vào các trường để tìm hiểu. Trong vai một học viên đang xin đào tạo lái xe ô tô tại các cơ sở trên, PV tiếp cận được chính các giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở này. Qua cuộc nói chuyện, PV được các thầy giáo chia sẻ các kỹ năng để có thể dễ dàng tiến hành thủ tục nhập học tại các cơ sở một cách đơn giản, không phải mất nhiều thời gian. 

Tại Trường Trung cấp nghề Hưng Đô, giáo viên của trường này cho biết chỉ cần đóng 5 triệu đồng thì không cần phải học gì cả, chỉ cần đến lúc thi sát hạch sẽ nộp thêm hơn 500 nghìn đồng lệ phí thi sát hạch và làm bài. Còn đối với giấy khám sức khỏe thì cơ sở sẽ hoàn thiện cho học viên.

Thanh Hóa:Nhiều tiêu cực trong việc đào tạo SHLX tại các cơ sở trên địa bàn
Thầy giáo tại trường Trung cấp nghề Hưng Đô chia sẻ với PV về việc đăng ký học lái xe (Ảnh cắt từ clip) 

Tiếp đó PV qua  Trung tâm đào tạo lái xe mô tô và bổ túc nghề - Công ty CP vận tải ô tô số 4, PV được thầy giáo cho biết chỉ cần đưa ảnh chân dung và phô tô chứng minh nhân dân là có đủ điều kiện nhập học. Đối với giấy khám sức khỏe thì chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là có thể làm được, chỉ cần cho thông tin về cân nặng, chiều cao là có thể đi học mà không cần phải mất thời gian đến khám.

Trả lời về vấn đề đến lớp học lý thuyết, giáo viên của trường này cho biết khi nào có đoàn kiểm tra của Sở GTVT về giám sát thì các em đến học. Đồng thời, theo lời vị giáo viên này thì các học viên cứ tải phần mềm trên , học qua phần mềm là được.

Theo khảo sát của PV thì đối với các Trường đào tạo, sát hạch khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng diễn ra tình trạng tương tự. Đặc biệt, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Vicet còn có gói đào tạo “siêu vip” cho học viên để mời chào.

Thanh Hóa:Nhiều tiêu cực trong việc đào tạo SHLX tại các cơ sở trên địa bàn
Giáo viên tại trường Trung cấp nghề GTVT Thanh Hóa chia sẻ với học viên về cách đăng ký học lái xe (Ảnh cắt từ clip)

Được biết, trong tháng 3 và tháng 5/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã có các văn bản, thậm chí còn tổ chức hội nghị “Triển khai thực hiện các giải pháp siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ” với đại diện của 25 Sở GTVT ở khu vực phía Bắc.

Trao đổi với PV, ông Phan Quốc Vinh – Trưởng phòng Quản lý Phương tiện và Người lái sở GTVT tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị cũng đã kiểm tra thực trạng và nhiều lần kiểm tra đột xuất và cũng có phát hiện ra các dấu hiệu sai phạm về việc cắt xén giờ học lý thuyết và làm “khống” giấy khám sức khỏe.

Cũng theo ông Vinh, trước đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã phát hiện ra những dấu hiệu tiêu cực ở trên và thậm chí giáo viên của trường Vicet đã bị xử lý về những dấu hiệu tiêu cực này. 

PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin đến .

Bài 2: “Chạy luật” tại kỳ thi SHLX và tiêu cực trong kì thi cấp chứng chỉ?
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.47470 sec| 646.031 kb