Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Những sai lầm cần tránh khi tiễn ông Công ông Táo về trời

Những sai lầm cần tránh khi tiễn ông Công ông Táo về trời
Khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình đều nên chú ý để tránh mắc những sai lầm khi tiễn ông Công ông Táo về trời ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn trong 1 năm.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian, vì thế, người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời ở nước ta. Ông Công, ông Táo là các vị thần bếp (Táo quân) trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Đây là một lễ cúng quan trọng trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời:
Cúng đúng thời điểm

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng: “Lễ cúng ông Công ông Táo trước hết phải cúng đúng thời điểm. Nếu cúng quá sớm trước ngày 22 tháng Chạp hoặc quá muộn sau 12h ngày 23 tháng Chạp đều không đúng cách”.

Những sai lầm cần tránh khi tiễn ông Công ông Táo về trời
Những sai lầm cần tránh sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời.

Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Chuyên gia Phạm Cương cũng đưa ra lời khuyên với các gia đình về nơi thắp hương: “Nơi thắp hương cũng cần lưu ý sao cho đúng ý nghĩa tâm linh. Nếu nhà có ban thờ Táo Quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo Quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh”.

Khấn xin tài lộc, sung túc

Cũng theo chuyên gia phong thủy này, nhiều gia đình khi cúng ông Công ông Táo thường xin làm ăn phát đạt, tài lộc sung túc. Thế nhưng, 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ trong một năm qua. Vì vậy, gia chủ chỉ nên khấn xin Táo Quân nói điều hay và không nói điều xấu với Ngọc Hoàng.

Chuẩn bị đồ cúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Theo Nguoiduatin

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.58646 sec| 642.133 kb