Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Olympic Tokyo 2020: Ngân sách lớn và tham vọng đột phá của Nhật Bản

Olympic Tokyo 2020: Ngân sách lớn và tham vọng đột phá của Nhật Bản
Thế vận hội Tokyo 2020 được đầu tư với khoản chi phí không nhỏ và mang theo "tham vọng" đột phá kinh tế của Nhật Bản.

Olympic Tokyo 2020: Ngân sách lớn và tham vọng đột phá của Nhật Bản
Nhật Bản liệu có quyết định hoãn Thế vận hội Tokyo 2020?

Đầu tư ước tính gần 28 tỷ USD

Theo ngân sách của Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo, họ sẽ chi 1,35 nghìn tỷ yên (khoảng 12,6 tỷ USD) cho Thế vận hội Olympic.

Tuy nhiên, trong kiểm toán đặc biệt Olympic dài 177 trang của Ủy ban Kiểm toán Quốc gia Nhật Bản, chi phí ước tính của Thế vận hội Tokyo cao hơn nhiều so với con số mà ban tổ chức.

Ủy ban Kiểm toán Quốc gia Nhật Bản tin rằng khoản ngân sách 1,35 nghìn tỷ yên của ban tổ chức mới chỉ bao gồm các khoản tiền liên quan trực tiếp đến Thế vận hội như địa điểm hay chi phí tổ chức sự kiện. Họ cho rằng vẫn còn nhiều khoản chi phí liên quan đến các hạng mục khác.

Đầu tiên, Chính phủ Nhật Bản cần đầu tư khoảng 1,06 nghìn tỷ yên (9,7 tỷ USD) vào các chi phí liên quan đến Olympic ngoài các chi phí trên, trong đó gồm như 286 dự án đầu tư công được thực hiện bởi nhiều bộ và cơ quan khác nhau để hỗ trợ cho Thế vận hội Olympic và Trợ cấp cho Paralympic Games.

Thứ hai, thành phố Tokyo cũng cần đầu tư khoảng 810 tỷ yên (tương đương 7,4 tỷ USD Mỹ) vào các dự án liên quan đến Olympic như xây dựng các hệ thống tiện lợi cho vận động viên Paralympic, đào tạo tình nguyện viên, chương trình và du lịch.

Ngoài ra, phần lớn các công trình hạ tầng cơ sở đều được gia cố bằng những hệ thống và công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn cho Thế vận hội khỏi những trận động đất cũng cần một khoản chi phí không nhỏ.

Ngoài báo cáo của Ủy ban Kiểm toán Quốc gia, các kênh truyền thông tài chính nổi tiếng của Nhật Bản là Nikkei và Asahi Daily cũng đã tính toán chi phí của Thế vận hội Olympic. Họ cũng tin rằng chi tiêu cao hơn nhiều so với yêu cầu của ban tổ chức, tổng chi tiêu sẽ khoảng 3.000 tỷ yên, tương đương khoảng 28 tỷ USD.

Ước tính, trong 28 tỷ USD đầu tư tổ chức Thế vận hội, ngân sách ngoài công quỹ chỉ chiếm 5,6 tỷ USD. Ngân sách này đến từ các nhà tài trợ, tiếp thị và nguồn hỗ trờ từ Ủy ban Olympic. Phần còn lại đều tùy thuộc vào Nhật Bản.

Việc huỷ Olympic Tokyo 2020 có thể gây thiệt hại khoảng 240 tỷ Yên (2,28 tỷ đô la) đối với ngành du lịch. Bên cạnh đó, 4,5 triệu/7,8 triệu vé xem các sự kiện thể thao đã được bán ở Nhật Bản, trong đó 20-30% người mua là người nước ngoài.

Vì vậy, từ quan điểm kinh tế, nước chủ nhà không thể dễ dàng từ bỏ Thế vận hội Olympic trừ khi tình hình vô cùng bất lợi.

Tham vọng tái hiện "sự bùng nổ của Olympic"

Được quyền đăng cai thành công vào năm 2013, Nhật Bản đã dành 7 năm để chuẩn bị cho Thế vận hội Toky 2020 lần này. Nếu tổ chức thành công, Tokyo sẽ trở thành thành phố thứ 5 trên thế giới đăng cai Thế vận hội Olympic 2 lần.

Trước đó, ông Shinzo Abe đã tuyên bố: "Tôi muốn Thế vận hội là một sự kiện giúp xóa bỏ quãng thời gian 15 năm lạm phát và suy thoái kinh tế".

Sau khi ông Abe trở thành thủ tướng, ông đã áp dụng ba chính sách "nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu" để cải thiện nền kinh tế Nhật Bản và tổ chức Thế vận hội rõ ràng là một biện pháp thức đẩy kinh tế kỳ diệu.

Nhật Bản hy vọng rằng việc tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 cũng sẽ giống như Thế vận hội Tokyo vào năm 1964, một lần nữa sẽ mang lại cho xử sở Hoa Anh Đào thêm một lần "bùng nổ Olympic".

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Nhật Bản đã trải qua một loạt các biến đổi , đồng thời được hưởng lợi từ những thay đổi trong trật tự chính trị và kinh tế thế giới vào thời điểm đó, và nền kinh tế của nó bắt đầu dần hồi phục. Olympic Tokyo vào năm 1964 đã lần đầu đưa một kỳ Thế vận hội tới châu Á.

Tại Thế vận hội Olympic Tokyo 1962, thành tích của đoàn thể thao Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ và Liên Xô. Điều này được giới truyền thông miêu tả rằng "19 năm sau thất bại, người Nhật đã lấy lại niềm tin và tuyên bố thành công sự hồi sinh với thế giới".

Thế vận hội 1964 mang đến Nhật Bản không chỉ là sự hồi sinh tinh thần, mà còn là một sức hút kinh tế thực sự và tối ưu hóa xã hội.

Để tổ chức Thế vận hội Olympic năm đó, Tokyo đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, thành phố được mở rộng, số lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên, sân vận động và các cơ sở dịch vụ khác được hình thành, và các ngành công nghiệp liên quan phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp, giao thông vận tải và công nghiệp truyền thông cùng nhau hình thành "sự bùng nổ Olympic".

Nhật Bản năm đó cũng là quốc gia đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội hiện đại đạt được sự đột phá phát triển kinh tế và xã hội thông qua tổ chức Thế vận hội Olympic. Nhật Bản đã 'nhờ' Thế vận hội Olympic 1964 để hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của thất bại.

Vì vậy Thế vận hội Tokyo 2020 mang theo một "tham vọng" về sự đột phá mới của Nhật Bản và đương nhiên đối với "những chiến binh Samurai" sẽ không bao giờ dễ dàng từ bỏ mục tiêu của mình.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.49410 sec| 646.266 kb