Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Quận 8: Dự án Toyota Bến Thành xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?

Quận 8: Dự án Toyota Bến Thành xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?
Dự án khu Nhà trưng bày và bảo trì, bảo dưỡng ô tô TBTC 2 do Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn làm chủ đầu tư đã tiến hành rào tôn, thi công khi ôm trọn hành lang an toàn lưới điện cao thế, việc thi công khiến không ít người lo lắng về việc đảm bảo an toàn

Mới đây,  tòa soạn PhapluatNet có nhận được một số thông tin do cung cấp, phản ánh về việc Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn cho triển khai dự án xây dựng khu Nhà trưng bày và bảo trì, bảo dưỡng ô tô TBTC 2 tại mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, Quận 8 xâm phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế, không đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong thời điểm mưa gió…

Quận 8: Dự án Toyota Bến Thành xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?
Dự án xây dựng khu Nhà trưng bày và bảo trì, bảo dưỡng ô tô TBTC 2 tại đường Võ Văn Kiệt, quận 8.

Được biết, dự án xây dựng khu Nhà trưng bày và bảo trì, bảo dưỡng ô tô TBTC 2 (Toyota Bến Thành) được khởi công vào khoảng đầu tháng 4/2018, do Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (SAO) làm chủ đầu tư. Tư vấn QLDA – Giám sát  là Công ty CP XD và Giao thông Mê Kông, Nhà thầu thi công dự án: Liên danh Công ty CP XD số một Việt Sơn và công ty CP Hà Trường Khánh. Dự án đã được Sở xây dựng TP. HCM cấp phép xây dựng số 270/GPXD ngày 8/12/2017.

Để kiểm chứng thông tin do bạn đọc cung cấp, ngày 22/6, nhóm PV đã có mặt tại công trình của dự án xây dựng khu Nhà trưng bày và bảo trì, bảo dưỡng ô tô TBTC 2 để ghi nhận thông tin, hình ảnh về dự án này. Ghi nhận thực tế tại địa điểm thi công thì hiện nay, dự án đã được bên đơn vị thi công tiến hành đào móng, toàn bộ khu đất đã được quây tôn rào kín ôm trọn toàn bộ 2 cột điện có đường điện cao thế chạy qua.

Quận 8: Dự án Toyota Bến Thành xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?
Dự án được rào tôn "ôm trọn" hành lang an toàn lưới điện.

Trong khi đó bên trong công trình, nhiều công nhân đang tiến hành thi công với trang thiết bị bảo hộ lao động không đầy đủ theo quy định. Ngay sát khu vực phía chân cột điện cao thế, CĐT và đơn vị thi công tận dụng làm khu vực nhà tạm của công nhân, hệ thống  bể nước ngay dưới đường dây điện cao thế chạy qua mà không hề có bất kỳ biển cảnh báo nguy hiểm, hay giới hạn chiều cao… được đơn vị thi công hay chủ đầu tư dự án lắp đặt.

Có mặt ghi nhận tại địa điểm thi công, nhóm PV không khỏi quan ngại, lo lắng cho sự an toàn, tính mạng của người thi công dự án, khi khu nhà tạm của công nhân được dựng ngay dưới đường dây tải điện cao thế. Nhất là khi TP. HCM đang bắt đầu mùa mưa, thì nguy cơ tai nạn từ điện cũng rất là lớn, chưa kể việc thi công xâm phạm hành lang lưới điện cũng rất dễ xảy ra nguy cơ mất điện trên diện rộng khi xảy ra sự cố.

Quận 8: Dự án Toyota Bến Thành xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?
Dự án xây dựng dành cho Toyota Bến Thành.

Để làm rõ hơn những thông tin sự việc từ phía chủ đầu tư dự án, ngày 25/6, PVđã tìm đến trụ sở Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (SAMCO) để liên hệ đặt lịch làm việc. Sau khi tiếp nhận thông tin do PV cung cấp, nột phụ nữ tên Dung làm việc tại bộ phận hành chính của SAMCO cho hay: “Hiện tại sếp đang đi vắng, nên sẽ liên hệ lại với PV sau.” Tuy nhiên, đã hơn 10 ngày trôi qua, PV đã liên hệ rất nhiều lần đến SAMCO nhưng hiện nay, bên SAMCO vẫn chưa cung cấp hay trả lời về sự việc trên.

Trước việc thi công dự án của chủ đầu tư là Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn, và nhà thầu thi công có dấu hiệu xâm phạm hành an lang an toàn lưới điện, gây mất an toàn trong thi công, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động, PhapluatNet kiến nghị Sở Xây dựng TP. HCM, UBND quận 8 cần sớm kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có) đối với dự án này.

Điều 10 Nghị định 14 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đã quy định rõ về Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Cụ thể:

1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực - quy định cụ thể đối với cấp điện áp 220kv/dây trần: là 6,0m;

2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định cụ thể:

- Đối với cấp điện áp 110-220 kV, khoảng cách an toàn phóng điện là 6,0m;

- Đối với cấp điện áp 500kV, khoảng cách an toàn phóng điện là 8,0m

3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định cụ thể như sau:

- Khoảng an toàn phóng điện đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ với cấp điện áp 220kV là 3,5m và cấp điện áp 500kV là 5,5m

- Khoảng an toàn phóng điện đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện - với cấp điện áp 220kV là 4,0 m và cấp điện áp 500kV là 7,5m

- Khoảng an toàn phóng điện đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa - với cấp điện áp 220kV là 3,0 m và cấp điện áp 500kV là 4,5m

Không vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện cao áp là hành động bảo vệ tính mạng và tài sản của chính người dân, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện quốc gia.

PhapluatNet sễ tiếp tục thông tin về sự việc.

Thanh Sơn

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14360 sec| 646.602 kb