Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sự chờ đợi trong 'khốn khổ' của DN khi bị chính quyền 'làm khó'

Sự chờ đợi trong 'khốn khổ' của DN khi bị chính quyền 'làm khó'
Sau một khoảng thời gian dài những chiếc xe có giá hàng chục tỷ đồng bị “đắp chiếu”, trong khi đó Công ty Phương Hiền hàng ngày vẫn phải trả tiền thuế, tiền lãi suất ngân hàng, tồn động tiền lương và việc làm cho công nhân đã gây không ít khó khăn.

Khi doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập xe điện 4 bánh về hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, tạo ra một luống sinh khí mới cho ngành du lịch nhưng lại vấp phải sự “làm khó” của chính quyền. Đó là thực trạng của công ty TNHH Phương Hiền (Cty Phương Hiền), có trụ sở tại thành phố Sầm Sơn khi xây dựng đề án thí điểm 2 tuyến xe buýt điện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Với mục đích tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về một thành phố văn minh lịch sự không khói bụi và cũng là căn cứ vào quyết định ngày 15/4/2013, số 1220/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020. Trong đó, ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện môi trường để trang bị phương tiện, kiểm soát, vận hành hệ thống vận tải khách công cộng bằng xe buýt. Căn cứ vào đó, đầu năm 2017, Công ty TNHH Phương Hiền đã xây dựng đề án thí điểm 2 tuyến xe buýt điện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Sầm Sơn tuy nhiên đã vấp phải những khó khăn nhất định.

Ban đầu, đề án mà Công ty Phương Hiền đưa ra đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt sau khi tổng hợp ý kiến các ngành, đơn vị như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh; Ban an toàn giao thông tỉnh; Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Thanh Hóa; Sở GTVT đều cho rằng, việc sử dụng xe điện 4 bánh theo hình thức xe buýt tại khu du lịch Sầm Sơn có ưu điểm về đảm bảo môi trường, an toàn và đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách tham quan, đi lại.

Từ các ý kiến trên, ngày 22/5/2017, Sở GTVT Thanh Hóa đã có công văn số 1619/SGTVT-QLVT gửi Bộ GTVT về việc xin ý kiến thí điểm sử dụng xe buýt điện hoạt động trên phạm vi rộng (kết hợp ngoài đô thị) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, một công văn hỏa tốc số 6192/BGTVT-VT do ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT ký vào ngày 12/6/2017 đã được gửi hỏa tốc tới Sở GTVT Thanh Hóa, trong đó có ý kiến đồng thuận đề xuất của Sở GTVT Thanh Hóa đối với việc thí điểm 02 tuyến xe buýt sử dụng xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, đề nghị Sở GTVT UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi về Bộ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Sự chờ đợi trong 'khốn khổ' của DN khi bị chính quyền 'làm khó'
Công văn hỏa tốc của Bộ GTVT gửi Sở GTVT Thanh Hóa

 Sau khi có văn bản của Bộ GTVT, Công ty Phương Hiền đã ký hợp đồng, đầu tư khoảng 12 tỷ đồng mua 40 xe điện 4 bánh từ nước ngoài (xe Mỹ), hình dáng đẹp, đảm bảo an toàn kỹ thuật, xe đầy đủ thủ tục đăng kiểm được Cục đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT kiểm định...

Nói về việc đầu tư cho xe điện 4 bánh, ông Cao Duy Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Phương Hiền cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật. Căn cứ vào quy định của pháp luật đã ban hành và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, chúng tôi nhận thấy việc đưa vào hoạt động 2 tuyến xe buýt điện là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng trong tình hình hiện nay”.

Tuy nhiên, những chiếc xe từ đó đến nay vẫn chưa một lần lăn bánh vì chưa được chấp thuận hoạt động.

Sau một khoảng thời gian dài những chiếc xe có giá hàng chục tỷ đồng bị “đắp chiếu”, trong khi đó Công ty Phương Hiền hàng ngày vẫn phải trả tiền thuế, tiền lãi suất ngân hàng, tồn động tiền lương và việc làm cho công nhân đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều lao động đặc biệt là những lao động như thương binh, bệnh binh, con em gia đình chính sách...cũng do đó không có công ăn việc làm.

Trước thực trạng trên, Công ty Phương Hiền đã nhiều lần gửi đơn “cầu cứu” khắp các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương về để xem xét, giải quyết dứt điểm thực trạng khó khăn của doanh nghiệp nhưng cái mà Công ty Phương Hiền nhận được lại là một câu trả lời vòng vo giữa các cấp, ngành của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, UBND Thanh Hóa ra văn bản trả lời Công ty Phương Hiền rằng: Cơ sở hạ tầng của Sầm Sơn chưa đáp ứng đủ cho việc chạy xe điện 4 bánh nên không thể đưa ra vào sử dụng. Trong khi đó, những chiếc xe điện đã chạy ở Sầm Sơn được bảy năm rồi. Vậy thì câu hỏi đặt ra rằng: Một thành phố đang trên đà phát triển như vậy mà lại nói cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ yêu cầu có hợp lý hay không?

Sự chờ đợi trong 'khốn khổ' của DN khi bị chính quyền 'làm khó'
Văn bản trả lời của UBND tỉnh Thanh Hóa

Cực chẳng đã, Công ty Phương Hiền lại có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/2/2018, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản của Công ty Phương Hiền đến Bộ GTVT và UBND tỉnh Thanh Hóa để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 6/3/2018, Bộ GTVT một lần nữa có văn bản số 2224/BGTVT-VT gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện thí điểm sử dụng xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo phê duyệt đề án đối với doanh nghiệp có nhu cầu thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh có gắn động cơ chạy bằng điện chở khách tại tuyến đường hạn chế đã được phê duyệt trên địa bàn thành phố Sầm Sơn...

Con đường để đưa những chiếc xe điện lăn bánh tại Sầm Sơn vẫn còn nhiều gian truân. Không biết liệu rằng, số phận của những chiếc điện của Công ty Phương Hiền sẽ đi về đâu khi mà tính đến thời điểm hiện tại Công ty vẫn chưa nhận được phương án giải quyết hợp lý từ UBND Thanh Hóa.

Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh để thông tin tới .

Theo Thương Hiệu và Công Luận

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41758 sec| 646.75 kb