Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Thấy pháo hoa mới biết Giao thừa

Thấy pháo hoa mới biết Giao thừa
Tết của những kiểm soát viên không lưu là một ngày thường. Họ vẫn phải tập trung cao độ để điều hướng từng“cánh chim sắt” trên bầu trời, đưa những con người ở muôn nơi về sum họp đón Tết bên gia đình.

Luôn phải giữ cái đầu lạnh

Có mặt tại trung tâm Kiểm soát tiếp cận tại sân, thuộc sân bay Nội Bài, vào một ngày sát Tết Tân Sửu 2021, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cường độ làm việc cao, tác phong chuyên nghiệp của những “ trên trời”.. Trái ngược với không khí nhộn nhịp khi máy bay cất, hạ cánh ngoài sân bay, bên trong căn phòng của kiểm sát viên không lưu, không khí yên lặng như tờ, chỉ nghe thấy những huấn lệnh cho phi công qua micro bộ đàm, ngắn gọn, bằng tiếng Anh, với âm lượng vừa phải.

Để đảm bảo cho những chuyến bay tuyệt đối an toàn, công việc của họ là hướng dẫn phi công về độ cao, hướng bay, cung cấp cho tổ lái các thông tin thời tiết, hoạt động tại sân bay và hỗ trợ phi công xử lý các tình huống phát sinh. Sự tập trung của họ khiến bất kỳ ai có mặt tại đây cũng có ý thức phải giữ yên lặng, tránh làm phiền.

Thấy pháo hoa mới biết Giao thừa
Kíp trực tại đài Kiểm soát không lưu Nội Bài.

Một bộ phận khác nằm trên đỉnh đài Kiểm soát không lưu Nội Bài cao hơn 80m, gọi là đài chỉ huy, có nhiệm vụ kiểm soát máy bay cất hạ cánh và các phương tiện khác trong sân bay Nội Bài với bán kính 10km, điều hành máy bay đi và đến, chiếc nào hạ cánh, chiếc nào dừng chờ... trong vòng bán kính 70km. Tại đây, những “cảnh sát giao thông trên trời” luôn phải giữ một "cái đầu lạnh" để bình tĩnh và quyết đoán trong mọi tình huống.

Hàng ngày, các kiểm soát viên làm việc theo 2 ca, mỗi ca 10-12 người, từ 9h đến 21h, ca đêm tiếp tục đến 9h sáng hôm sau. Trong suốt ca trực họ không được rời khỏi vị trí nửa bước, sự tập trung cao độ được tính bằng giây. Bù lại, cứ sau 2 giờ làm việc, họ được nghỉ 30 phút, làm việc 2 ngày thì họ được nghỉ ngơi 2 ngày tiếp theo.

Trao đổi với PV tạp chí ĐS&PL, đại diện tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho hay, suốt hành trình bay, các kiểm soát viên không lưu lúc nào cũng trong tình trạng vừa nói, vừa làm, vừa suy nghĩ một cách nhịp nhàng, chuẩn xác. Bởi vì, chỉ cần một phút lơ là, kiểm soát viên không lưu và người cầm lái máy bay sẽ phải trả giá bằng tính mạng của hàng trăm người.

Không có khái niệm ngày thường, ngày Tết

Do đặc thù công việc nên khi Tết đến Xuân về, những “cảnh sát giao thông trên trời” này không những không được nghỉ ngơi mà còn phải làm việc với cường độ gấp 2 lần so với ngày thường.

Trên từng phút, từng giây, họ phải hoàn thành nhiệm vụ làm cầu nối đưa những chuyến bay đi và đến đích an toàn, giúp mọi người, mọi gia đình có cái Tết sum họp, đoàn viên trọn vẹn. Do đặc thù, các kiểm soát viên không lưu phải sử dụng giờ quốc tế (GMT), lại phải tập trung cao độ vào công việc nên chỉ khi thấy pháo hoa bừng sáng trên bầu trời, họ mới biết Giao thừa đã điểm.

Theo của chị Thu Trang, ngày Tết cũng như ngày thường, hai căn phòng trên tháp không lưu luôn có người làm việc. Các năm trước, chỉ có các hãng nước ngoài hoặc từ Việt Nam đi nước ngoài mới bay đêm tại sân bay Nội Bài, song gần đây, tần suất bay đêm tăng lên, nên họ cũng phải làm việc đêm nhiều hơn.

Đã từ lâu, họ không có khái niệm ngày thường, ngày lễ Tết mà chỉ có ngày trực và ngày nghỉ. Vào những dịp lễ Tết, áp lực công việc lại cao hơn ngày thường vì mật độ bay rất đông, càng gần ngày lễ Tết, cường độ làm việc của kiểm soát viên không lưu càng căng thẳng. Đặc biệt, những ngày giáp Tết, chuyến bay trục Nam - Bắc tăng rất nhiều.

“Trong khi mọi người đang cùng người thân đi mua sắm, trang hoàng nhà cửa đón Tết hay quân quần cùng nhau trong bữa cơm sum họp thì chúng tôi vẫn bám trụ với công việc. Nhiều người khi phải đón Giao thừa trong “căn phòng tối” cũng không khỏi chạnh lòng, nhớ người thân. Những câu hỏi ngây thơ của con trẻ.

“Mẹ có về đón Giao thừa cùng con không?” khiến ai cũng rưng rưng nước mắt, cán bộ này nói.

Nỗi niềm là vậy, nhưng ai cũng hiểu đã chọn nghề thì phải chấp nhận những cái Tết không trọn vẹn. Họ không kêu than mà chỉ an ủi, động viên, khuyến khích nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ vì niềm tự hào nghề nghiệp mà mình đã chọn. Đối với họ, niềm vui chính là khi được đóng góp công sức cho những chuyến bay an toàn, mang đến những cái Tết đoàn viên cho bà con tha hương sau một năm vất vả ngược xuôi mưu sinh, tô sắc cho những ngày xuân thêm tươi đẹp.

Hiểu được nỗi niềm của các kiểm soát viên không lưu khi đang “trực chiến” trong những ngày Tết, lãnh đạo tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam luôn cố gắng tạo bầu không khí ấm áp để anh chị em làm việc vào những ngày Tết Âm lịch được hưởng hương vị Tết ngay tại nơi làm việc. Tuy còn đơn giản, chưa đủ đầy nhưng vẫn mang lại sự ấm cúng hòa cùng tình đồng nghiệp để mọi người vơi đi nỗi nhớ nhà, tạo động lực để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, mang niềm vui đến cho mọi người, mọi nhà.

“Mỗi năm được đón Giao thừa tại nơi làm việc đều mang cho mỗi người chúng tôi những cảm xúc khó tả. Đó là khoảnh khắc ngắm pháo hoa Giao thừa từ đài không lưu, là cảm giác điều hành chuyến bay đầu tiên trong năm mới, nhận những lời chúc Tết đầu tiên từ phi công ... Tôi có thói quen lưu tâm về số hiệu chuyến bay đầu tiên của năm, nếu đó là số đẹp thì tôi tin rằng sẽ gặp may mắn hơn trong năm mới”.

Lan Anh - Kiểm soát viên không lưu tại sân bay Nội Bài (Hà Nội)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.51232 sec| 646.789 kb