Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Tiết lộ danh tính người nhiễm Covid-19 với động cơ xấu có thể xử lý hình sự

Tiết lộ danh tính người nhiễm Covid-19 với động cơ xấu có thể xử lý hình sự
Luật sư cho rằng, việc công bố hình ảnh người nhiễm bệnh Covid-19 nhằm mục đích làm nhục, hạ thấp uy tín, danh dự nhân phẩm thì có thể bị xử lý về tội danh "Tội làm nhục người khác" theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong thời gian vừa qua, hình ảnh và nhân thân của một số người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 được lan truyền trên mạng và trở thành đề tài công kích của nhiều thành viên không tích cực. Trước sự việc, dư luận cho rằng, không nên công khai danh tính của người nhiễm Covid-19.

Trả lời PV báo Đời sống & Pháp luật, Đặng Văn Cường (Trưởng VP luật sư Chính Pháp, Hà Nội) cho biết, dưới góc độ pháp lý, quyền về bí mật đời tư, bí mật cá nhân là một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ và được ghi nhận tại Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì quyền này vẫn bị hạn chế để nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, … theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự.

Bởi vậy, trong trường hợp bệnh nhân nhiễm virut hoặc nghi nhiễm Covid-19 thuộc trường hợp cách ly mà không công khai thông tin hoặc cố tình che giấu thông tin thì nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, có thể ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, do vậy, việc công bố danh tính trong trường hợp này là cần thiết. Hơn nữa hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy, nhằm kiểm soát dịch bệnh cũng như vì lợi chung của cộng đồng, việc cơ quan chức năng công khai danh tính các ca nhiễm, nghi nhiễm là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật dân sự 2015. Việc công khai này để những người từng tiếp xúc biết được bệnh nhân đã nhiễm virus biết và khai báo chính xác, kịp thời, đảm bảo an tòan cho cá nhân người bệnh và những người xung quanh.

Tiết lộ danh tính người nhiễm Covid-19 với động cơ xấu có thể xử lý hình sự
Luật sư Đặng Văn Cường.

Còn trong trường hợp việc công bố thông tin, danh tính cá nhân, đăng tải thông tin cá nhân, danh tính của người khác mà không được cho phép, không có mục đích vì cộng đồng, nhằm mục đích vu khống, xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người đó thì hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó, người bị xâm phạm có quyền khiếu nại, khởi kiện cá nhân, tổ chức vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Đồng quan điểm, luật sư Mai Quốc Việt – Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng cho biết, liên quan đến việc sử dụng thông tin cá nhân của người bệnh, người nghi nhiễm bệnh thì theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 trong trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng thì cơ quan nhà nước có quyền sử dụng các thông tin hình ảnh mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Như vậy, việc cung cấp thông tin trong trường hợp này là cần thiết, bảo đảm lợi ích của cộng đồng, quốc gia.

Tuy nhiên, để đảm bảo về quyền lợi của người dân cũng như nhà nước thì khi cung cấp thông tin lên truyền thông, các thông tin về nhân thân người bệnh, người nghi nhiễm bệnh nên được mã hóa, vừa thể hiện truyền tải được công tác phòng chống dịch bệnh, vừa bảo vệ được quyền lợi người dân, nhưng cũng cần có các chế tài để xử lý đối với các hành vi lợi dụng thông tin để thực hiện hành vi phạm pháp.

Theo luật sư Việt, vừa qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông, xuất hiện rất nhiều các nội dung, thông tin cá nhân, tên tuổi, hình ảnh về các bệnh nhân nhiễm Covid-19 và những người tiếp xúc với bệnh nhân. Từ những nội dung thông tin này, một số người đã có những bình phẩm, suy xét, lợi dụng thông tin để thực hiện hành vi phạm pháp, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh hoạt, tâm lý của những người bị nhiễm và nghi nhiễm.

Luật sư Việt cho rằng, quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, thì thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải “giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh”.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì đã thể hiện nghiêm cấm hành vi “phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.”

Bên cạnh đó, cũng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì đã thể hiện quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án của người bệnh; quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32, Điều 34 và Điều 38 của Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân có quyền được bảo vệ đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ về riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Do vậy, các cá nhân, người bị nghi nhiễm bệnh, người mắc bệnh có quyền được bảo vệ, giữ bí mật về các thông tin liên quan đến sức khỏe, hình ảnh, cũng như thông tin đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân và gia đình mình.

Trong trường hợp người dùng mạng xã hội lợi dụng thông tin, hình ảnh bệnh nhân hay của người đang cách lý để chửi bới, xúc phạm có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý .

Trường hợp việc đưa tin, công bố hình ảnh người bệnh nhằm mục đích làm nhục, hạ thấp uy tín, danh dự nhân phẩm thì có thể bị xử lý với tội danh “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác: sử dụng mạng hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.49710 sec| 658.93 kb