Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Từ vụ sập cầu Long Kiểng: Báo động nguy hiểm từ những cây cầu chờ sập

Từ vụ sập cầu Long Kiểng: Báo động nguy hiểm từ những cây cầu chờ sập
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết, trên địa bàn TPHCM hiện nay còn trên 200 cầu yếu, hơn 50 cầu trên các tuyến đường không đồng bộ tải trọng. Các đơn vị chức năng đang tìm phương án xử lý, đến hết năm 2020 sẽ xóa hết các cây cầu yếu này.

Vào khoảng 22h ngày 19/1, một xe tải chở đá chạy trên đường Lê Văn Lương, hướng từ xã Phước Kiểng (H.Nhà Bè, TP.HCM) về xã Nhơn Đức. Khi xe tải lưu thông qua cầu Long Kiểng thì bất ngờ phát ra tiếng động, một nhịp cầu bất ngờ sập đổ, kéo xe tải xuống dòng nước. Ôtô tải rơi xuống sông, hai người trong xe nhảy ra ngoài trèo lên bờ thoát thân.

Đi ngay sau xe tải chở đá, 1 xe gắn máy và người dân cũng bị hụt đà, lao xuống sông. 

Đến chiều 20/1, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM đã có cuộc trao đổi với báo chí sau sự cố nghiêm trọng sập nhịp cầu tại khoang thông thuyền cầu Long Kiểng vào tối 19/1.

Theo văn bản của Sở GTVT, cầu tên Long Kiểng, có chiều dài 105,6 m, rộng 3,3 m. Kết cấu cầu bằng giàn thép, tải trọng khai thác chỉ 3,5 tấn (tính cả hàng và xe), được xây dựng trước năm 1975. Trên đường Lê Văn Lương hiện có đến 4 cây cầu sắt “già nua” và yếu ớt gồm Rạch Đĩa, Long Kiểng, Rạch Dơi, Rạch Tôm.

Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cũng đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan tại UBND xã Phước Kiển để thông tin sơ bộ về sự cố, yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo an toàn giao thông và phương án khắc phục sửa chữa, khôi phục nhịp cầu bị sập, phấn đấu thông xe trước Tết Nguyên đán năm 2018.

Vì sao chưa thể thi công mới các cây cầu yếu?

Tuyến đường Lê Văn Lương được xem như tuyến huyết mạch phía Nam TPHCM kết nối với tỉnh Long An có chiều dài khoảng 8km nhưng có đến 5 cây cầu. Trong đó, có 1 cầu được xây dựng kiên cố bằng bê tông, còn lại 4 cây cầu sắt đã được xây dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm qua. 

Từ vụ sập cầu Long Kiểng: Báo động nguy hiểm từ những cây cầu chờ sập
Hiện trường vụ sập cầu.

Theo ghi nhận, các cây cầu này đã xuống cấp nặng, mặt cầu được trải bằng các tấm sắt ghép lai với nhau nên khá trơn trượt, đặc biệt vào lúc trời mưa. Nhiều trụ bê tông, trụ sắt xiêu vẹo, nhiều thanh thép, hành lang bảo vệ lưới thép, mặt nền cầu đều đã gỉ sét, gãy… Mặt cầu chỉ có chiều rộng đủ để một chiếc ô tô con chạy nên mỗi khi mỗi khi có xe tải, ô tô chạy qua là người đi xe máy lại phải nép vào thành cầu.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, trong số 4 cây cầu sắt yếu hiện hữu trên đường Lê Văn Lương, một số dự án cầu được Sở phê duyệt từ năm 2011. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cây cầu nào trong số trên được thi công xây dựng mới.

Trả lời báo chí về lý do chậm trễ, ông Cường cho biết, một số dự án lúc phê duyệt thì theo thiết kế cũ, khi triển khai xây dựng thì đã không còn phù hợp, buộc phải điều chỉnh lại thiết kế. Đồng thời, phải thay đổi quy mô, mở rộng diện tích giải phóng mặt bằng... nên không cân đối được nguồn vốn.

Sau khi cân nhắc, TP đã chọn phương pháp đầu tư bằng vốn ngân sách. Theo đó, sẽ có 2 cầu gồm Rạch Tôm và Rạch Dơi được khởi công trong năm 2019. Riêng cầu Long Kiểng và Rạch Đĩa sẽ được đầu tư nhanh hơn.

Năm 2020 xóa hết 200 cầu yếu

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết, trên địa bàn TPHCM hiện nay còn trên 200 cầu yếu, hơn 50 cầu trên các tuyến đường không đồng bộ tải trọng. Các đơn vị chức năng đang tìm phương án xử lý, đến hết năm 2020 sẽ xóa hết các cây cầu yếu này.

Hiện nay, Sở GTVT đang đẩy nhanh tiến độ thi công, xử lý hàng loạt cây cầu yếu trên địa bàn TPHCM để đảm bảo lưu thông đường bộ cũng như khai thông luồng hàng hóa đường thủy. 

“Như cầu Rạch Dơi, sau khi xây dựng không chỉ xóa được cầu sắt mà còn tăng tải trọng, đảm bảo tĩnh không để lưu thông hàng hóa đường thủy kết nối giữ TPHCM với tỉnh Long An qua sông Rạch Dơi. Đồng thời, còn nhiều cây cầu khác như cầu Thăng Long, cầu Ông Nhiêu… sau khi được xây dựng sẽ nâng được tĩnh không để tàu hàng hóa lưu thông”, ông Bùi Xuân Cường nói.

Về phương án khắc phục sự cố sập cầu Long Kiển, theo ông Cường, sau khi các đơn vị công an hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường sẽ giao lại hiện trạng cầu cho Sở GTVT TP.HCM xử lý tiếp.

Sở sẽ giao Khu quản lý giao thông đô thị số 4 phối hợp cùng Công ty cổ phần UTC2 khảo sát hiện trường, khẩn trương đánh giá và đề xuất phương án khắc phục. Sở cũng đã có văn bản UBND TP.HCM cho phép triển khai thi công, sửa chữa cầu, đảm bảo thông xe trước Tết Nguyên Đán.


Liên quan đến vụ việc cầu Long Kiển bị sập, công an huyện Nhà Bè cho biết đang tạm giữ tài xế Nguyễn Thanh Lâm. Bước đầu tại , tài xế khai do không biết đường nên điều khiển xe qua cầu Long Kiển khiến cầu này bị sập vì quá tải.

Theo ông Bùi Xuân Cường, nếu tài xế Nguyễn Thanh Lâm có dấu hiệu cố tình vi phạm gây thiệt hại công trình giao thông đường bộ, Sở GTVT sẽ đề nghị khởi tố tài xế, nghiêm trị để tăng tính răn đe, tránh lặp lại trường hợp tương tự về sau.

Tú An (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17204 sec| 646.906 kb