Theo báo Giáo Thông, năm 2008 là năm đầu tiên áp dụng chính sách BHXH tự nguyện, cả nước có 6.000 người tham gia. Đến năm 2018, con số này tăng lên 320.000 người và tính đến tháng 10/2019, số người tham gia là 453.000 người. Số gia tăng của năm 2019 tính đến thời điểm hiện tại bằng gần 1/3 con số đã phát triển được trong vòng 10 năm qua; song vẫn còn thấp so với tổng số người thuộc diện tham gia.
Từ năm 2018, Nhà nước có chính sách hỗ trợ số tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện là 700.000 đồng).
Cụ thể, hỗ trợ 30% mức đóng đối với người tham gia thuộc hộ nghèo, 25% với người thuộc hộ cận nghèo, 10% đối với đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm. Ông Liệu cũng cho rằng, mức hỗ trợ đóng hiện nay còn thấp (10% với đối tượng khác ngoài hộ nghèo, cận nghèo) khiến người dân không mấy mặn mà với chính sách BHXH tự nguyện.
Một nguyên nhân quan trọng khác nữa khiến BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn đối với người dân là ở mức hưởng. Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp nhưng chính sách BHXH tự nguyện chỉ thực hiện 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách BHXH tự nguyện nên mở rộng thêm các chế độ hưởng để người có nhu cầu mở rộng thêm quyền lợi được tham gia. Ngoài ra, có thể tích hợp thêm chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), để khi người dân tham gia BHXH tự nguyện thì có luôn thẻ BHYT.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết mỗi năm hệ thống BHXH thu hút khoảng 800.000 người tham gia, tuy nhiên mỗi năm lại có khoảng 600.000 người ra khỏi hệ thống. Cơ quan quản lý nhà nước BHXH Việt Nam cần nghiên cứu để điều chỉnh chính sách để làm sao nâng mức hưởng thụ của người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện khi đến tuổi nghỉ hưu chỉ hưởng hai chính sách: hưu trí và tiền tuất, do đó cần nâng thêm về chế độ thai sản... mới tạo ra độ hấp dẫn để người dân thiết tha hơn nữa với BHXH tự nguyện. "Nhiều người nói rằng tham gia BHXH không bằng tiết kiệm là hiểu chưa đúng. BHXH là quỹ do nhà nước quản lý tập trung tại trung ương và nhà nước bảo hộ quỹ này, khi quỹ này bị biến động, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm giá trị tiền lương hưu không bảo đảm cuộc sống thực tiễn thì nhà nước sẽ điều chỉnh", ông Lợi phân tích.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết mỗi năm hệ thống BHXH thu hút khoảng 800.000 người tham gia, tuy nhiên mỗi năm lại có khoảng 600.000 người ra khỏi hệ thống. Cơ quan quản lý nhà nước BHXH Việt Nam cần nghiên cứu để điều chỉnh chính sách để làm sao nâng mức hưởng thụ của người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện khi đến tuổi nghỉ hưu chỉ hưởng hai chính sách: hưu trí và tiền tuất, do đó cần nâng thêm về chế độ thai sản... mới tạo ra độ hấp dẫn để người dân thiết tha hơn nữa với BHXH tự nguyện. "Nhiều người nói rằng tham gia BHXH không bằng tiết kiệm là hiểu chưa đúng. BHXH là quỹ do nhà nước quản lý tập trung tại trung ương và nhà nước bảo hộ quỹ này, khi quỹ này bị biến động, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm giá trị tiền lương hưu không bảo đảm cuộc sống thực tiễn thì nhà nước sẽ điều chỉnh", ông Lợi phân tích.