Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Xử vụ chạy thận: Đại diện VKS thừa nhận 'ghi nhầm' quy chế chuyên môn

Xử vụ chạy thận: Đại diện VKS thừa nhận 'ghi nhầm' quy chế chuyên môn
Nói về tư cách của bị cáo Trần Văn Sơn trong vụ án này, luật sư lần đầu hé lộ thông tin vị cán bộ vật tư không có hợp đồng lao động với BVĐK tỉnh Hòa Bình và chưa đủ căn cứ để buộc tội bị cáo.

Ngày 24/5, TAND TP.Hòa Bình tiếp tục đưa vụ án liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người chết tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ra xét xử. Tiếp tục với phần tranh luận, Thủy bào chữa cho Trần Văn Sơn, cán bộ phòng Vật tư – Thiết bị BVĐK tỉnh Hòa Bình, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của người ký hợp đồng sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lọc RO tại đơn nguyên Thận nhân tạo.

Xử vụ chạy thận: Đại diện VKS thừa nhận 'ghi nhầm' quy chế chuyên môn
Bị cáo Trần Văn Sơn (ở giữa)

Nói về tư cách của bị cáo Sơn trong vụ án này, luật sư Thủy lần đầu hé lộ thông tin Trần Văn Sơn không có hợp đồng lao động với BVĐK tỉnh Hòa Bình, và chưa đủ căn cứ để buộc tội Trần Văn Sơn. Do đó đề nghị HĐXX xem xét trả hồ sơ điều tra bổ sung và cho bị cáo Sơn được tại ngoại, thay đổi biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Luật sư Thủy cũng tố VKS đã nhầm lẫn nội dung các bút lục trong hồ sơ vụ án.

Đối đáp về vấn đề này, Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Hằng khẳng định nội dung luận tội của VKS là dựa trên cáo trạng và diễn biến tại phiên tòa, đồng thời khẳng định có đủ căn cứ để truy tố Trần Văn Sơn tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Đại diện VKS cũng cho biết, tại bút lục 3808, bà đã “ghi nhầm” về quy chế chuyên môn, nhưng thực ra đó là quy trình về xử lý nước trong lọc máu, đồng thời xin lỗi luật sư và bị cáo. “Tôi xin lỗi, đây là quy trình xử lý nước trong lọc máu của bệnh viện. Có thể số 3 với số 8 giống nhau nên tôi bị nhầm lẫn”, bà Bùi Thị Thu Hằng nói.

Cũng theo bà Hằng, tại ngày xảy ra sự cố y khoa (29/5/2017), tất cả các y bác sỹ trong bệnh viện đều là người thực hiện trực tiếp ca trực ngày hôm đó, nên làm rõ trách nhiệm của họ thì để đảm bảo tính bao quát, VKS xác định họ là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Tiếp đến, luật sư bào chữa của Trần Văn Sơn cho rằng ông Trân Văn Thắng, Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị là người đầu tiên phải kiểm tra trong vấn đề này, tiếp theo là điều dưỡng. Tuy nhiên, trong phiên tòa này chưa ai hỏi điều dưỡng là gì? Điều dưỡng là một bộ phận riêng biệt, trực thuộc giám đốc, liên quan đến tất cả hoạt động của bệnh viện, không có bộ phận điều dưỡng thì bệnh viện khó có thể hoạt động tốt.

Tầm quan trọng của điều dưỡng đến mức người ta phải thành lập hội đồng điều dưỡng. Điều dưỡng viên không thuộc đơn nguyên chạy Thận nhân tạo mà là trực thuộc Giám đốc.

Theo quan điểm của VKS, với nhiệm vụ được giao, Sơn phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát trong ngày 28/5 (ngày sửa chữa hệ thống lọc RO), tại phiên tòa Sơn cũng thừa nhận nhiệm vụ được phân công phù hợp với bảng phân công nhiệm vụ. Vì vậy, VKS cho rằng không cần thiết phải mở rộng điều tra vụ án vì nguyên nhân vụ việc là do hóa chất tồn dư, chứ không phải do hệ thống máy móc.

Tư Viễn

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14610 sec| 634.141 kb