Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cần làm gì để tránh bị nhiễm Covid-19 khi đi máy bay?

Cần làm gì để tránh bị nhiễm Covid-19 khi đi máy bay?
Nghiên cứu mới nhất cho thấy cabin máy bay là một trong những không gian công cộng trong nhà an toàn nhất.

Cần làm gì để tránh bị nhiễm Covid-19 khi đi máy bay?

Xét về tỉ lệ lây nhiễm trên máy bay, theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 trên máy bay gần như bằng 0 nhờ hệ thống lọc không khí tiên tiến, hành khách đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng vệ cá nhân. Nghiên cứu còn chỉ ra cabin máy bay là một trong những không gian công cộng trong nhà an toàn nhất.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard, Mỹ, cho biết từ khi hãng hàng không bắt đầu áp dụng biện pháp phòng chống dịch theo tiêu chuẩn vào đầu năm 2020 đến nay, rất ít bằng chứng về sự lây truyền dịch bệnh trên máy bay.

Nghiên cứu cũng cho biết khi hệ thống thông gió "hiệu quả cao" theo tiêu chuẩn Mỹ được chạy liên tục từ thời điểm lên máy bay đến lúc hạ cánh, nguy cơ phơi nhiễm thấp hơn so với các hoạt động như mua sắm trong siêu thị hay ăn uống tại nhà hàng.

Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngay cả khi máy bay lấp kín hết chỗ ngồi, trung bình chỉ có 0,003% hạt không khí chứa mầm bệnh có thể xâm nhập vào vùng thở của hành khách ngồi và đeo khẩu trang.

Một nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm cho thấy có cách để giảm số ca lây nhiễm trên máy bay xuống gần như bằng 0.

nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings vào ngày 1/9, đã qua bình duyệt, cho thấy xét nghiệm rRT-PCR âm tính trong 72 giờ giảm tỉ lệ nhiễm bệnh xuống 0,05%. Cứ 10.000 hành khách thì có 5 người nhiễm nCoV.

Theo đó, gần 10.000 người trên 129 chuyến bay của hãng Delta Airlines đã trải qua nhiều cấp độ thử nghiệm Covid-19, từ đó phân tích cách thức để các chuyến bay an toàn hơn trong thời kỳ đại dịch.

Vào thời điểm nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm bệnh ở Mỹ là 1,1%, nghĩa là cứ 10.000 người sẽ có 110 người mắc Covid-19. Trong nghiên cứu này, hành khách từ New York và Atlanta bay đến Italy có kết quả xét nghiệm rRT-PCR âm tính trong 72 giờ trước chuyến bay, kèm theo test nhanh kháng nguyên trước khi khởi hành. Sau đó, họ được xét nghiệm lại test nhanh kháng nguyên khi hạ cánh, nếu âm tính sẽ không phải cách ly.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số 9.853 hành khách có kết quả rRT-PCR âm tính trong 72 giờ. Khi đến sân bay, 4 trường hợp test nhanh kháng nguyên dương tính nên không được bay. Trong số những người còn lại bay đến Italy, kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên khi máy bay hạ cánh có 1 hành khách dương tính.

Nhóm nghiên cứu cho rằng với tỉ lệ dương tính quá thấp như vậy, họ chỉ cần xét nghiệm rRT-PCR trong vòng 72 tiếng là đủ, không cần thêm bước này trước khi bay, đặc biệt hành khách tuân thủ đeo khẩu trang, đồng thời tỉ lệ tiêm chủng tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phải với biến thể Delta.

Thực tế ở Mỹ, đa số hành khách không có kết quả xét nghiệm rRT-PCR trong vòng 72 tiếng, các hãng hàng không vẫn chấp nhận.

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến về "Điều kiện mở lại các chuyến bay an toàn" diễn ra sáng 8/10, ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cũng thông tin, thống kê chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) ghi nhận đến thời điểm cuối tháng 8/2020 có hơn 1 tỷ lượt khách quốc tế di chuyển bằng đường hàng không, nhưng chỉ phát hiện và xác định 41 hành khách lây nhiễm chéo.

"Đó là minh chứng cho thấy an toàn trong đi lại bằng đường hàng không khi chúng ta đã áp dụng tất cả các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Một điều nữa, khi có sự cố xảy ra về lây nhiễm khi di chuyển bằng hàng không, chúng ta hoàn toàn có điều kiện để nhanh chóng truy vết vì đã có đầy đủ thông tin hành khách là ai, đi chuyến bay nào, ngồi ghế nào, địa chỉ, nơi đến ra sao…", ông Cường nêu quan điểm.

Mặc dù vậy mỗi hành khách cần chủ động thực hiện các biện pháp để hạn chế lây nhiễm khi đi máy bay.

Về vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc, Xanh Pôn, Hà Nội, đưa ra lời khuyên:

Trước khi đặt chuyến bay:

Bạn không nên đặt vé máy bay trong các tình huống sau:

- Đang trong thời gian cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc theo dõi sức khỏe.

- Đang gặp bất kỳ triệu chứng Covid-19 nào, ngay cả khi rất nhẹ.

- Sống cùng gia đình hoặc tiếp xúc người có triệu chứng Covid-19 trong 14 ngày.

Đăng ký chuyến bay:

- Nên đăng ký trực tuyến như đặt vé, check-in, tránh gặp mặt trực tiếp nhân viên, hạn chế tiếp xúc hành khách khác, giảm thời gian có mặt ở sân bay.

- Nên ký gửi hành lý, hạn chế hành lý xách tay, giúp việc di chuyển lên hoặc xuống máy bay với tốc độ nhanh hơn.

Đến sân bay:

- Tránh đi bộ trong sân bay.

- Không hòa mình vào đám đông, luôn giữ khoảng cách với những gia đình khác càng xa càng tốt.

- Tránh chạm vào các bề mặt trong sân bay.

- Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong sân bay.

Lên máy bay:

- Hạn chế đi lại trên máy bay, ngồi nhiều nhất có thể.

- Không ồn ào nói chuyện.

- Hạn chế ăn uống cùng thời điểm với những người bên cạnh đang ăn.

Các biện pháp phòng vệ cá nhân:

- Đeo khẩu trang trong toàn bộ hành trình.

- Hạn chế tiếp xúc (giữ khoảng cách 2 m với những người ngoài gia đình, giảm thiểu thời gian ở gần người khác, ngồi càng nhiều càng tốt).

- Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây, rửa tay sau khi chạm vào các bề mặt (ví dụ dùng xe đẩy hành lý) và khi đi vệ sinh.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.31332 sec| 654.328 kb