Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bản án nào cho người mẹ ném con 2 tháng tuổi từ tầng 5 xuống đất tử vong?

Bản án nào cho người mẹ ném con 2 tháng tuổi từ tầng 5 xuống đất tử vong?
Hành vi của người mẹ khi ném con ruột 2 tháng tuổi của mình từ tầng 5 xuống tầng 1 tại bệnh viện thuộc TP.HCM khiến cháu bé tử vong thương tâm đã khiến rất nhiều người ngỡ ngàng đặt câu hỏi: Liệu người phụ nữ này có mắc các vấn đề về tâm lý hay hành động bộc phát thiếu suy nghĩ của kẻ vô tâm?

Ngày 16/6, Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an huyện Bình Chánh đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc một bé trai 2 tháng tuổi bị ném từ tầng 5 bệnh viện Nhi đồng Thành phố xuống đất gây tử vong tại chỗ. Cơ quan Công an cho biết, bước đầu mẹ của cháu bé là bà P.T.Q. (37 tuổi, quê Long An) đã khai nhận việc ném con từ tầng 5 bệnh viện.

 

Bản án nào cho người mẹ ném con 2 tháng tuổi từ tầng 5 xuống đất tử vong?
Người mẹ đã tước đi sinh mạng của đứa con 2 tháng tuổi do mình đẻ ra dù biện minh bằng lý do nào thì điều đó cũng thực sự khó chấp nhận được. Ảnh minh họa.

Bà Q. khai rằng, sáng ngày 14/6, bà cùng chồng là ông D. (34 tuổi) đưa con trai tên H. (2 tháng tuổi) đến bệnh viện Nhi đồng Thành phố (huyện Bình Chánh, TP.HCM) để khám bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận bé H. bị phổi yếu và trào ngược dạ dày thực quản. Bà Q. yêu cầu cho bệnh nhi nhập viện vào khoa chăm sóc sơ sinh tại tầng 2 của bệnh viện. Sau đó, người phụ nữ báo tin và căn dặn chồng chờ đợi ở bên ngoài.

Bà Q. nghĩ con trai thường xuyên không ngủ, quấy khóc làm vợ chồng bà mệt mỏi nên nảy sinh ý định ném con xuống đất. Dứt suy nghĩ, bà Q. bế con trai lên tầng 5 của bệnh viện để tìm chỗ ném. Tại đây, bà Q. thấy bên vách hành lang có cửa thông gió nên đẩy cửa và ném con xuống dưới làm bé trai tử vong. Gây án xong, bà Q. vào căn phòng tầng 6 ngồi một mình.

Sau đó, người dân phát hiện cháu H. nằm dưới đất bất động nên báo Công an. Gần 30 phút sau, bảo vệ của bệnh viện tìm thấy bà Q. nên vận động đưa bà tới Công an đầu thú. Cơ quan điều tra bước đầu cũng nghi vấn người phụ nữ này có dấu hiệu trầm cảm.

Trước sự việc trên, nhiều người đặt câu hỏi liệu với hành vi ném con từ tầng 5 xuống đất gây tử vong, bản án nào sẽ hợp lý cho người phụ nữ này. Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội nêu quan điểm: “Từ vụ việc trên, nếu đúng người mẹ này cố tình hoặc có chủ ý ném con từ tầng 5 xuống đất gây tử vong, có thể sẽ bị xem xét và truy tố theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự quy định về tội giết con mới đẻ. Tại điều 124 có nêu, người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Bản án nào cho người mẹ ném con 2 tháng tuổi từ tầng 5 xuống đất tử vong?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa đến từ văn phòng Luật sư X thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Cũng theo Luật sư Nghĩa, tuy nhiên trong trường hợp này để ý và phân tích kỹ sẽ thấy, nạn nhân phải là con mới đẻ. Đứa trẻ phải chính do người phụ nữ đó đẻ ra chứ không phải nuôi dưỡng và mới được sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi trở lại. Nếu ngoài 7 ngày tuổi thì không cấu thành tội này. Do đó, trong vụ án này, đứa trẻ đã 2 tháng tuổi mà người mẹ tại trường hợp này lại vô cùng tỉnh táo với hành vi của mình, chỉ vì do có áp lực đồng tiền và một lý do nào khác dẫn tới vô tâm ném con từ tầng 5 xuống khiến đứa con do chính mình dứt ruột đẻ ra tử vong tại chỗ. 

Chính vì vậy, căn cứ theo BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 điều 123 quy định như sau: “Điều 123 quy định về tội giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (Giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ, có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn)".

Như vậy, căn cứ tại điểm người mẹ mặc dù biết ném con 2 tháng tuổi từ tầng 5 xuống đất là sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nhưng vẫn làm. Xét theo Điều 123 quy định như nêu ở trên, rất có thể người mẹ ném con mình sẽ bị truy tố về tội Giết người. Mức phạt khi này có thể từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân thậm chí là tử hình.

Tuy nhiên, xét thấy những thông tin báo chí đưa khi cơ quan an ninh điều tra còn xác định thêm có thể người mẹ trước đó đang mắc chứng bệnh trầm cảm, tức là tinh thần không ổn định, thần kinh có vấn đề. Vì vậy, xét về luật, Luật sư Nghĩa giải thích thêm, theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".

Trên cơ sở phân tích Điều 21 có thể thấy: Trường hợp 1, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu TNHS đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện. Trường hợp 2, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vấn đề TNHS vẫn được đặt ra. Trường hợp 3, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn chịu TNHS bình thường đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện. Do đó, người bị mắc bệnh tâm thần vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện khi họ rơi vào trường hợp 2 và trường hợp 3 như đã phân tích ở trên.

Bên cạnh vụ việc trên, nhiều cũng băn khoăn khi đặt dấu hỏi nếu trường hợp người mẹ bị ảnh hưởng tâm lý do một vấn đề khách quan nào đó gây ra thì liệu có ai khác phải chịu trách nhiệm? Luật sư Nghĩa nói, người gần nhất khi người vợ sinh con, cho con đi khám bệnh chỉ có thể là người chồng đầu gối tay ấp. Theo điều 19 Luật gia đình quy định về tình nghĩa vợ chồng thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Do đó, người chồng nếu biết vợ bị trầm cảm hoặc có vấn đề về tâm lý phải biết quan tâm, chăm sóc và có trách nhiệm bảo vệ gia đình, không được đánh chửi và có hành vi bạo hành. Trường hợp các hành vi bộc phát do ảnh hưởng tâm lý sau sinh của phụ nữ nếu điều tra còn do một tác động tình cảm nào khác thì người chịu trách nhiệm cũng có thể bị liên đới, đặc biệt là bản án đến từ lương tâm.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.48572 sec| 667.68 kb