Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Học sinh được nghỉ học kéo dài chống dịch Covid-19, lịch học bù được sắp xếp ra sao?

Học sinh được nghỉ học kéo dài chống dịch Covid-19, lịch học bù được sắp xếp ra sao?
Khung thời gian năm học của bộ GD-ĐTlà 37 tuần, trong khi chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần nên các địa phương có thể sử dụng quỹ thời gian này để bố trí dạy học bù.

Tính đến 18h ngày 15/2, 63/63 tỉnh, thành phố gửi thông báo về việc cho học sinh nghỉ học kéo dài. Trong đó, đa số các địa phương đều cho học sinh nghỉ hết tháng 2/2020.

Trước tình hình trên, nhiều phụ huynh và các em học sinh đã không khỏi lo lắng về thời gian sắp tới thời gian học bù và thi cử sẽ được sắp xếp ra sao.

Học sinh được nghỉ học kéo dài chống dịch Covid-19, lịch học bù được sắp xếp ra sao?
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Trả lời PV báo Báo vệ pháp luật về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết: Trong khung kế hoạch thời gian năm học của bộ GD&ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần). Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù.

Ngoài ra, chương trình 35 tuần được thiết kế học 1 buổi/ngày. Đối với các trường có đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày thì việc bố trí dạy bù sẽ thuận lợi hơn. Đối với các trường dạy 1 buổi/ngày, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có thể bố trí lần lượt cho mỗi lớp học sinh được học bù một số buổi mỗi tuần để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình học.

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, học bù nhưng cũng phải có thời gian hợp lý để học sinh nghỉ ngơi nên địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi. Trong thời gian học bù, các em có thể phải học vất vả hơn bình thường nhưng cũng không nên quá sức. Còn nếu ép quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả việc học.

“Điều quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của học sinh, giáo viên. Trong trường hợp cá biệt, học sinhphải nghỉ quá dài, bộ GD&ĐT sẽ có phương án đặc thù theo thẩm quyền; Trường hợp vượt thẩm quyền, bộ sẽ xin ý kiến cơ quan cấp trên để giải quyết”, ông Thành cho hay.

Học sinh được nghỉ học kéo dài chống dịch Covid-19, lịch học bù được sắp xếp ra sao?
63/63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học chống dịch corona. Ảnh minh họa

Riêng với những địa phương đặc biệt đang là tâm dịch như Vĩnh Phúc, quan điểm của bộ GD&ĐT là “sức khỏe, tính mạng của học sinh là trên hết”.

"Ở những nơi đó, rõ ràng học sinh phải thực hiện cách ly theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nên có thể thời gian nghỉ của các em dài hơn. Do vậy, địa phương càng cần phải nỗ lực hơn trong việc tổ chức dạy học bù khi có đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại.

Học sinh các địa phương này cũng phải cố gắng hơn. Bộ đã có hướng dẫn trong thời gian nghỉ cần cố gắng tối đa bằng các cách thức, phương tiện như công nghệ thông tin, , tin nhắn... để kết nối thầy trò với nhau, nhà trường với gia đình. Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập. Như vậy, khi quay trở lại trường, thời gian ôn tập có thể ngắn hơn so với địa phương khác nhưng học sinh vẫn đảm bảo được kiến thức", báo VietNamnet dẫn lời Phó Vụ trưởng Thành.

Được biết, hiện bộ GD&ĐT vẫn chưa có hướng dẫn về tổ chức thi THPT quốc gia. Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại các địa phương, bộ sẽ xác định thời điểm tổ chức kỳ thi phù hợp với thời điểm kết thúc năm học 2019-2020.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.58261 sec| 637.797 kb