Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật
Bà Phạm Hồng Diệp, Trưởng phòng Y tế UBND quận Thanh Xuân thông tin: “Nếu quảng cáo trên trang mạng xã hội facebook cá nhân mà hành nghề xâm lấn tại địa chỉ 22/291 Khương Trung là hoàn toàn sai và buộc phải đóng cửa”.

Thực tế, việc các spa, thẩm mỹ viện hoạt động khi chưa được cấp phép, thậm chí hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được cấp phép đang là hồi chuông về việc buông lỏng quản lý hành nghề y dược tư nhân. Ðây cũng là lời cảnh tỉnh cho người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn các dịch vụ làm đẹp.

Đơn cử như vụ bệnh nhân bị tai biến sau khi nâng ngực ở một spa tại TP.HCM, nguyên nhân là do sau khi thực hiện xong dịch vụ nâng ngực, spa này đã bỏ quên một miếng gạc trong khoang ngực phải của khách hàng. Điều cần lên án là spa này lại chưa được cấp phép và hoạt động dưới hình thức cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ trá hình.

“Thần tốc” thực hành trên mẫu người thật

Như Diễn đàn pháp luật đã thông tin, cơ sở Diamond Beauty có địa chỉ tại số 22/291 phố Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chỉ là cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh do phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư cấp ngày 4/6/2020. Tuy nhiên, Diamond Beauty vẫn bất chấp pháp luật, có dấu hiệu hoạt động ngoài phạm vi chuyên môn của mình.

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật
Diamond Beauty 22/291 Khương Trung là cơ sở được để đào tạo và làm các dịch vụ về xâm lấn.

Cụ thể, hàng loạt tài khoản cá nhân có tên Lâm Hằng, Hằng Mí, Ngô Hằng được biết là vợ của chủ cơ sở Diamond Beauty liên tục quảng cáo trên trang cá nhân facebook các dịch vụ làm đẹp xâm lấn như: Tiêm filler, botox, nhấn mí, cắt mí, nâng mũi, làm hồng nhũ hoa, vùng kín,… Thậm chí, chị Hằng tức vợ của chủ cơ sở còn “kiêm” luôn cả đào tạo dạy nghề. 

Trong vai người có nhu cầu muốn học nghề thẩm mỹ, PV mục sở thị cơ sở 22/291 Khương Trung thì được chị Hằng tư vấn, những dịch vụ xâm lấn khi qua bàn tay đào tạo của chị sẽ trở lên “thần tốc” lạ thường, chỉ sau hai ngày là toàn bộ học viên có thể làm trực tiếp trên mẫu người thật.

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật
Sau hai ngày “thần tốc”, học viên của Diamond Beauty sẽ được trực tiếp thực hành các dịch vụ về xâm lấn trên mẫu người thật.

Không những vậy, ngoài tầng 2 là phòng dạy về phun xăm thẩm mỹ, nối mi, nail,… và tầng 3 để làm các dịch vụ về xâm lấn thì chị Hằng còn cho biết căn nhà đối diện sử dụng để làm phòng học và sinh hoạt cho học viên Diamond Beauty.

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật
Căn nhà đối diện số 23, ngõ 291 phố Khương Trung được vợ chồng chủ cơ sở sử dụng làm phòng học và sinh hoạt cho học viên.

Trao đổi với Bà Phạm Hồng Diệp - Trưởng phòng Y tế UBND quận Thanh Xuân, được biết: “Thực hiện dịch vụ xâm lấn là sai quy định, nếu quảng cáo trên website mà có dấu hiệu vượt quá phạm vi chuyên môn thì phải xử lý hoặc nếu quảng cáo trên facebook cá nhân mà hành nghề đúng địa chỉ tại 22/291 Khương Trung thì sai hoàn toàn và phải đóng cửa”.

Bà Diệp nói thêm: “Tại thời điểm kiểm tra, nhân viên của cơ sở nói tầng 2 là phòng trao đổi hội thảo, còn tầng 3 có một số loại mỹ phẩm nhưng có một mỹ phẩm cần phải giải trình. Sau đó, chủ cơ sở cũng đã giải trình đầy đủ”.

Theo biên bản làm việc của đợt kiểm tra cơ sở Diamond Beauty, sản phẩm cần phải giải trình có tên The Skin. Khi đề cập đến hóa đơn chứng từ của sản phẩm The Skin thì bà Diệp cho biết chủ cơ sở đã mang về.

Sau hai ngày ‘thần tốc’, học viên Diamond Beauty đã thực hiện trên mẫu người thật
Tài khoản cá nhân có tên Hằng Mí liên tục live stream thực hiện các dịch vụ xâm lấn tại cơ sở Diamond Beauty.

Khoản 2 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định nghiêm cấm hành vi: 

“Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động”.

Điểm a, Khoản 5, Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì hành vi hành nghề không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Điểm c, Khoản 5, Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì hành vi hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Điểm b, Khoản 4, Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì hành vi sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Điểm a, Khoản 6, Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

Điểm b, Khoản 6, Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Diễn đàn pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.68229 sec| 658.742 kb