Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vaccine Việt kỳ vọng thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu

Vaccine Việt kỳ vọng thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu
Đến thời điểm này, Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vaccine, trong đó, có 8 vaccine được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là 1 trong 42 quốc gia có thể sản xuất được vaccine và là 1 trong 39 quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận quản lý vaccine đạt chuẩn quốc tế.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vaccine, trong đó, có 8 vaccine được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất vaccine và đã sản xuất được nhiều loại vaccine như: vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn…

Vaccine Việt kỳ vọng thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và tự sản xuất thêm các loại vaccine nhằm bảo vệ trẻ em. Trong đó, Viện Vaccine và sinh phẩm y tế được giao thực hiện Dự án “Vaccine nghiên cứu phát triển sản phẩm vaccine cúm mùa”, phòng 3 chủng cúm cơ bản là  A/H1N1, A/H3N2 và cúm B trong thời gian từ năm 2015-2019.

Trước đó, TS. Lê Văn Bé - Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Nha Trang) cho biết, Viện đang thực hiện Dự án “Nghiên cứu sản xuất vắc xin phối hợp 5 trong 1 hấp thụ, dạng dung dịch”.

Cùng với đó, Viện cũng đang được giao thực hiện dự án tự sản xuất vắc xin 5 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà - toàn tế bào, uốn ván, viêm gan B và Hib).

Từ tháng 5/2018 tới nay, viện đang rốt ráo chuẩn bị các nguyên liệu để phối trộn. Tuy nhiên, do điều kiện hiện nay, Viện mới chủ động được 3 loại kháng nguyên phục vụ sản xuất văcxin bạch hầu, ho gà - toàn tế bào và uốn ván. Đối với viêm gan B vẫn đang trong quá trình thí nghiệm. Riêng với Hib, TS Lê Văn Bé cho biết, chúng ta chưa chủ động được nguyên liệu, vì thế trước mắt sẽ phải nhập từ công ty ComBE Five của Ấn Độ về phối trộn.

"Nếu chúng ta có được sản phẩm văcxin do chính mình sản xuất, chúng ta sẽ chủ động được hoàn toàn trong sử dụng văcxin cho trẻ ở các chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc này cũng giúp chúng ta không bị rơi vào thế bị động, bị phụ thuộc, bị rơi vào cảnh cơ nhỡ như thời gian vừa qua. Đặc biệt, tự chủ được nguồn sản xuất cũng sẽ giúp Việt Nam kiểm soát được tốt hơn về chất lượng, vì sản phẩm nhập về đôi khi còn không kiểm soát được nguồn gốc, có thể bị trà trộng hàng trôi nổi, không bảo đảm an toàn... mà mỗi lần như vậy, Bộ Y tế thường phải rất vất vả và mất thời gian đi kiểm định lại.

Vaccine Việt kỳ vọng thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu

Như vậy, kết quả tiêm chủng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nhất là đối với 5 bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Viêm gan B và hib", TS Lê Văn Bé cho biết.

Viện trưởng IVAC cũng không ngại về mục tiêu tiến tới xuất khẩu được nguồn văcxin 5 trong 1 trong tương lai.

Mới đây, tại hội thảo khoa học triển vọng nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh cho người ở Việt Nam diễn ra sáng 28/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế vui mừng thông báo vắc xin cúm mùa do Việt Nam sản xuất thành công đã có đơn hàng đầu tiên của WHO. Việt Nam cũng dần thay thế vắc xin cúm mùa nhập khẩu sang vắc xin cúm Việt Nam sản xuất. Dự kiến, vắc xin này sẽ được lưu hành trên thị trường đầu năm 2019.

Bộ Y tế đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vaccine đáp ứng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vaccine nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới. “Vaccine dạng 5 trong 1 và 6 trong 1 phối hợp nhiều loại kháng nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển vaccine mới tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao công nghệ để tự sản xuất các loại vaccine hỗn hợp là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.

Vũ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14461 sec| 633.836 kb