Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ sơ sinh bị ho, nên ưu tiên nên sử dụng các bài thuốc dân gian. Dưới đây là 9 mẹo, bài thuốc dân gian trị ho có thể các mẹ chưa biết.
1. Quất
Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Quất dùng làm thuốc chữa ho, làm nước giải khát giúp tiêu hóa. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa quất có tác dụng trị ho rất hiệu quả: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15 – 20 phút. Nghiền nát để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng từ 3-4 ngày.
2. Mật ong
Mật ong có vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, hết đau. Trong dân gian lưu truyền bài thuốc chứa mật ong có tác dụng chữa ho hiệu quả: Mật ong và tép bưởi có các dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, nhuận phổi. Cách làm: Tép bưởi 500g cho vào một ít rượu, nhâm 1 đêm. Sau đó đun lửa nhỏ cho bay hết rượu, rồi trộn với mật ong 250g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -20g.
3. Đường phèn
Đường phèn vị ngọt, tính bình vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng cho trường hợp: Viêm khí phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng,…
4. Cát cánh
Cát cánh có vị ngọt sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn…
5. Mạch môn
Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy vào ba kinh tâm, phế, vị. Có tác dụng chữa ho, thanh tâm, nhuận phế, háo khát…
6. Gừng
Gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, giảm đau, giảm ho. Cách làm gừng kết hợp với mật ong trị ho cho trẻ: Đầu tiên gọt vỏ gừng, cắt nhỏ, ép lấy nước. Cho nước gừng vào nồi nấu với một chút mật ong. Nấu cho đến khi hỗn hợp trong nồi cạn lại bằng lượng mật ong bạn cho vào thì tắt bếp. Để ấm lại và cho trẻ uống hỗn hợp gừng + mật ong 3 lần/ngày.
7. Húng chanh
Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm vào hai kinh can và phế. Có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc. Húng chanh được dung chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được.
8. Chanh đào
Chanh đào rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng, bỏ hạt, trộn với mật ong hoặc đường phèn. Cho hỗn hợp này vào bát rồi đem hấp cách thủy, hoặc hấp vào nồi cơm (vừa cạn nước), dùng 2 - 3 lần/ngày.
9. Rễ cây cam thảo
Chanh mang đi bổ đôi và thực hiện vắt lấy phần nước cốt. Cho bột trà cam thảo vào một tách nhỏ chứa 200ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi phần bột tan hết. Thêm 20ml nước cốt chanh tươi, khuấy đều. Uống ngay khi còn ấm. Dùng 2 lần mỗi ngày (sáng, tối) cho đến khi hết bệnh.
C.H (TH)